Thiết kế quy hoạch, kiến trúc nhà xưởng với top 6 nguyên tắc nằm lòng
Thiết kế quy hoạch, kiến trúc nhà xưởng bao gồm các công việc hợp nhóm các phân xưởng, công trình, thiết bị theo từng nhóm chức năng, theo từng đặc điểm, sau đó tiến hành sắp xếp chúng trên khu đất trong mối quan hệ sản xuất chung. Vậy thiết kế quy hoạch, kiến trúc nhà xưởng theo những nguyên tắc nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Toàn Cầu để biết thêm chi tiết nhé!
>>>>> Tư vấn xây dựng nhà xưởng uy tín tại TP Hồ Chí Minh - Hotline - 0934.307.449
Phân khu khu đất nhà xưởng công nghiệp
Phân khu theo chức năng sử dụng
1. Khu trước nhà xưởng
Phân khu này bao gồm cổng ra - vào, nhà thường trực, khu nhà quản lý hành chính, các trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm, đào tạo, các nhà phục vụ sinh hoạt (vệ sinh, tắm rửa, nhà ăn, trạm xá, ga ra…). Tùy theo phong cách kiến trúc, quy mô nhà xưởng mà những khu này được bố trí tập trung hoặc phân tán.
2. Khu sản xuất
Khu vực này là nơi "trú ngụ" của các phân xưởng sản xuất theo dây chuyền sản xuất của nhà xưởng. Tùy thuộc vào quy mô và số lượng công trình, mà khu sản xuất này có thể là một hoặc nhiều khu riêng biệt.
3. Khu phụ trợ sản xuất
Các phân xưởng, công trình phục vụ dây chuyền sản xuất như công trình năng lượng, trạm phát điện, nhà điều hành, mạng lưới kỹ thuật,... sẽ được bố trí tại khu vực này.
4. Khu vực kho và phục vụ giao thông vận chuyển
Khu vực này là sự "hiện diện" của các kho chứa nguyên vật liệu, thành phẩm, các công trình điều hành và bảo quản thiết bị vận chuyển.
>>>> Xem thêm: MẪU NHÀ XƯỞNG NHỎ ĐÓN ĐẦU XU HƯỚNG 2021
Phân khu theo khối lượng vận chuyển của các phân xưởng
Phân khu theo khối lượng vận chuyện của các phân xưởng bao gồm:
- Khu vực có khối lượng vận chuyển nhiều nhất (nơi tiếp nhận nguyên vật liệu hoặc xuất hàng hóa)
- Khu vực có khối lượng vận chuyển trung bình (vận chuyển qua lại gữa các xưởng)
- Khu vực có khối lượng vận chuyển ít (cuối luồng hàng)
Việc phân chia các khu vực này giúp đảm bảo quá trình vận chuyện hàng hóa được thuận lợi nhất, không cản trở các luồng người đi lại theo khối lượng, phương tiện và tổ chức vận chuyển.
Phân khu theo mức độ sử dụng nhân lực
Việc phân chia phân khu theo mức độ sử dụng nhân lực giúp việc tổ chức người, hàng hóa một cách hợp lý nhất. Có thể chia nhà xưởng thành các khu vực sau:
- Khu vực sử dụng nhiều nhân lực
- Khu có số lượng nhân lực trung bình
- Khu vực sử dụng ít nhân lực
Phân khu theo mức độ vệ sinh, độc hại, nguy hiểm, cháy nổ
Theo đặc điểm vệ sinh, nguy cơ cháy nổ, phần lớn tổng mặt bằng nhà xưởng công nghiệp được phân thành các khu vực sau:
- Khu vực không độc hại, sạch sẽ, vệ sinh
- Khu vực ít độc hại
- Khu vực có rất nhiều độc hại
- Khu vực có nguy cơ cháy nổ
Phương hướng bố trí chung trên tổng mặt bằng
Thông thường, khu trước nhà xưởng là cầu nối giữa các đối tượng chức năng bên trong và bên ngoài nhà xưởng. Nơi đây thường có mật độ cán bộ, công nhân tập trung cao, giao thông chủ yếu là đi bộ, vệ sinh sạch sẽ và đẹp,.... Vì vậy, khu trước nhà xưởng thường được bố trí trước nhà máy, xí nghiệp, đầu luồng người,...
Khu sản xuất với nhiều phân xưởng đa tính năng, đặc điểm, phương tiện vận chuyển chủ yếu là loại không ray (ô tô, xe điện bánh hơi, băng chuyền,…),... Do đó, khu sản xuất thường được bố trí ở trung tâm khu đất, cạnh khu trước nhà xưởng.
Khu phụ trợ sản xuất thường được bố trí cạnh khu sản xuất chính, phía sau nhà xưởng, gần luồng vận chuyển hàng hóa, hệ thống kho của nhà xưởng.
Khu vực kho và phục vụ giao thông thường được bố trí phía sau nhà xưởng, để có thể dễ dàng tiếp cận với hệ thống giao thông, đường sắt, đường bộ và ở cuối hướng gió mát chủ đạo để giảm bớt khả năng làm ô nhiễm môi trường sản xuất của nhà xưởng.
Phân luồng giao thông hàng, người trên khu đất nhà máy
Trong nhà xưởng quy mô lớn, quá trình sản xuất, kinh doanh thường được hình thành 2 luồng giao thông:
- Luồng hàng được hình thành do dòng vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu vào ra
- Luồng người được hình thành do sự đi lại của người làm việc khi đến nhà xưởng và liên hệ qua lại giữa các phân xưởng.
Phân luồng giao thông nhà xưởng là biện pháp cần thiết để đảm bảo sự hợp lý tối đa trong quá trình sản xuất, quản lý, sử dụng và an toàn lao động. Luồng người, luồng hàng cần được tổ chức rõ ràng, ngắn gọn, không trùng lặp lộn xộn,... Lưu ý, luồng hàng và luồng người nên độc lập với nhau. Trong trường hợp hai luồng này cắt nhau, ảnh hưởng nhau khá nhiều, cần làm cầu vượt hoặc tuyến đi qua.
Tiết kiệm đất, nâng cao mật độ xây dựng
Việc tiết kiệm đất, nâng cao mật độ xây dựng là yêu cầu quan trọng trong xây dựng. Thực tế, có 4 giải pháp tiết kiệm đất, đó là:
- Hợp khối nhà và công trình: Những công trình có đặc điểm sản xuất, thông số xây dựng giống nhau hoặc các công trình ít ảnh hưởng lẫn nhau,... thì nên hợp khối trong một mái nhà. Điều này tiết kiệm đất, chi phí cho xây dựng nhà xưởng, rút ngắn mạng lưới đường giao thông, đường ống kỹ thuật,...
- Lựa chọn hình dáng mặt bằng nhà, công trình đơn giản
- Tăng số tầng nhà: Thay vì xây dựng nhà xưởng 1 tầng, để tiết kiệm đất, bạn nên ưu tiên phương án xây nhà xưởng nhiều tầng, nâng cao mật độ xây dựng,....
- Sử dụng cho các đơn nguyên điểm hình thống nhất để tổ hợp mặt bằng, hình khối xưởng hoặc nhà xưởng để giảm chi phí sử dụng đất, đường, đường ống kỹ thuật, tăng khả năng công nghiệp hóa xây dựng, giảm tối đa chi phí đầu tư xây dựng nhà xưởng.
Mô đun hóa khu đất xây dựng nhà xưởng công nghiệp
Mô đun hóa khu đất xây dựng nhà xưởng chính là tiền đề cho việc sắp xếp có trật tự các công trình, đảm bảo cơ cấu tổ chức không gian hợp lý, thống nhất hóa và điển hình hóa các giải pháp kỹ thuật của các tòa nhà sản xuất, mặt bằng tổng thể và tăng nhanh tốc độ xây dựng.
Bảo đảm khả năng mở rộng nhà xưởng, phân kỳ xây dựng theo từng giai đoạn
Khi xây dựng nhà xưởng, chủ đầu tư cần đảm bảo việc mở rộng và phát triển nhà xưởng trong tương lai một cách hoàn hảo nhất. Điều này giúp hạn chế tối đa việc loại bỏ, đập phá hoặc cải tạo lớn các công trình, nhà cửa, đường sá, mạng lưới kỹ thuật,… làm tăng chi phí đầu tư xây dựng, làm hỏng cơ cấu không gian kiến trúc đã được xác định.
Vì vậy, trong giai đoạn đầu khi xây dựng nhà xưởng, kiến trúc sư cần đưa ra các phương án dự trữ đất để mở rộng nhà xưởng, phát triển sản xuất kinh doanh. Những khu đất dự trữ này về nguyên tắc thường không được làm ảnh hưởng đến giai đoạn xây dựng ban đầu của nhà xưởng.
Bên cạnh đó, khu đất xây dựng nhà xưởng phải được phân thành những khu vực có định hướng theo từng thời kỳ xây dựng khác nhau theo tiến trình phát triển sản xuất của nhà xưởng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất!
CTY TNHH TV TK XD NHÀ TOÀN CẦU
- Địa chỉ: 11/6 Đường Số 5, P.linh Tây, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0934.307.449
- Email: xaydungnhatoancau@gmail.com
- Website: http://xaydungnhatoancau.com/
Bài viết khác
- Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng - kho tại Nhà Toàn Cầu
- Quy hoạch mặt bằng nhà xưởng với top 5 phương án tối ưu nhất
- Phân loại nhà xưởng công nghiệp hiện nay
- Bí kíp thi công nhà xưởng tiết kiệm chi phí hiệu quả
- Báo giá xây dựng nhà xưởng - kho tại Nhà Toàn Cầu
- Mẫu nhà xưởng nhỏ đón đầu xu hướng 2021